Distro Linux là gì?. Nên dùng Distro Linux nào, chúng có gì khác nhau ?
Có lẽ “linux” không còn xa lạ với nhiều người. Vì chúng xuất hiện rất nhiều lần trong tin tức hay những bài viết liên quan đến phần mềm mã nguồn mở. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về “linux”. Chính vì thế, chia sẻ sau sẽ giúp các bạn hiểu về distro linux là gì và lý do chúng ta nên quan tâm.
Ban đầu, Linux chính là một hệ điều hành được tạo bởi Linus Torwalds và sau đó phát triển thành giải pháp hệ điều hành mã nguồn mở, nhằm giảm sự lệ thuộc vào những hệ điều hành đóng, ví dụ như Microsoft Windows.
Hệ điều hành mở cho phép người dùng sử dụng miễn phí, tự do phát triển và định hướng hay tùy chỉnh theo nhu cầu thực tế của mình (được gọi là distro Linux hay distribution Linux). Đây chính là điều hạn chế của các hệ điều hành đóng. Bên cạnh đó, mã nguồn mở còn giúp cho các hacker ít có cơ hội thực hiện âm mưu không tốt đối với người dùng.
Vì thế, do sự thuận tiện trong việc dựa vào nền tảng hệ điều hành Linux để tùy chỉnh theo mục đích sử dụng, nên nhiều người nghĩ Linux chính là phần cốt lõi giúp hệ điều hành dễ dàng điều khiển các phần cứng. Hay nói cách khác, dựa vào Linux, nhiều người đã phát triển thêm các hệ điều hành.
Hiện nay, hệ điều hành Linux được ứng dụng rộng rãi, nhất là trong mảng server và các thiết bị internet of things. Ngay cả các biển báo sân bay, máy đổi tiền và server các website này cũng sử dụng mã nguồn mở. Hay thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android mà bạn đang sử dụng cũng được xây dựng trên nền tảng Linux.
Mỗi distro Linux sẽ hướng đến một nhóm đối tượng và phục vụ nhu cầu sử dụng khác nhau. Vì mã nguồn mở nên người dùng dễ dàng tùy ý điều chỉnh và đặt tên theo sở thích, miễn là tuân thủ theo quy định. Vậy giữa các distro giống và khác nhau thế nào?
Điểm giống nhau là về cơ bản, chúng đều dựa trên 3 nhánh chính, đó là Debian, Red Hat, Slackware. Đồng thời, tất cả các bản distrolinux đều có Kernel và Linux.
Còn khác nhau thì chủ yếu dựa vào 2 yếu tố chính: thị trường distro Linux là gì và triết lý phần mềm của chúng.
Xét về thị trường:
Các distro Linux phổ biến và phát triển hiện nay được chia thành 4 nhóm:
Các các bản distrolinux này nhắm vào người dùng am hiểu Linux. Do đó, phần lớn các phương thức xây dựng, cũng như cấu hình của hệ thống được thực hiện qua dòng lệnh.
Đối tượng người dùng của nhóm 2 là người am hiểu về hệ thống nhưng chưa thực sự hiểu về Linux. Vì vậy, distro sẽ cung cấp cho họ nhiều công cụ hơn. Nhóm này phù hợp với người dùng mới bắt đầu sử dụng Linux.
Tuy nhiên, các distro của nhóm 2 lại có quy trình phát triển và kiểm tra chất lượng phần mềm khắt khe hơn các nhóm còn lại. Do đó, để trở thành lập trình viên chính thức của nhóm này, bạn buộc phải có thời gian đóng góp dài. Đồng thời, được chứng nhận chất lượng bởi những lập trình viên khác. Vì thế, giới công nghệ luôn đánh giá cao môi trường của nhóm Debian, Fedora.
Các bản distrolinux nhắm vào thị trường máy chủ, doanh nghiệp, cơ quan… Vì chúng có sự ổn định cao, thời gian ra phiên bản mới lâu, khoảng 3 – 5 năm tùy distrolinux. Ngoài ra, còn có dịch vụ hỗ trợ thương mại cho công ty, hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Đối tượng khách hàng của nhóm 4 là người mới bắt đầu dùng Linux và người dùng cuối. Đặc tính của chúng là phát triển trong thời gian ngắn, ứng dụng các công nghệ mới liên tục, nhiều công cụ đồ họa để thiết kế và cấu hình hệ thống theo nhu cầu sử dụng. Nhóm này cũng rất thân thiện với người dùng mới làm quen Linux.
Xét về triết lý phần mềm (Distro Philosophy)
Triết lý phần mềm là những nguyên tắc, hay định hướng, mục tiêu của người phát triển chúng đặt ra. Vì thế, khi xét về yếu tố này thì distro cũng được phân thành 4 nhóm.
Nhóm 1: nhóm này có cấu trúc gọn, linh hoạt để các lập trình viên có thể xây dựng theo nhu cầu của mình.
Nhóm 2: nhóm này nhắm đến sự chuẩn hóa quá trình phát triển phần mềm, nhằm tạo ra hệ thống hoạt động nhịp nhàng và hạn chế tối đa lỗ hỏng bảo mật.
Nhóm 3: phát triển theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, phù hợp cho việc cung cấp dịch vụ/sản phẩm dài hạn, có vòng đời lên tới 7 năm.
Nhóm 4: đi theo hướng công nghệ. Nhóm này có nhiều công cụ hiệu ứng đồ họa và không cần cấu hình nhiều.
Như vậy, dù xét về thị trường hay triết lý phần mềm thì cũng đều có 4 nhóm distro để bạn quyết định nên dùng distro Linux nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Phần mềm mã nguồn mở nói chung và các bản phân phối Linux nói riêng được phát triển nhằm cung cấp cho các lập trình viên sự miễn phí. Đồng thời, tùy ý điều chỉnh theo mục đích của mình. Vì thế, bạn cần quan tâm và hiểu rõ chúng để sử dụng phù hợp nhất.
Tại Việt Nam, khi vấn đề bản quyền vẫn còn chưa được chú trọng thì hầu như giá trị các phần mềm cũng không được đầu tư thỏa đáng. Vì chúng có giá không hề rẻ. Điển hình như bản Windows 10 Home bản quyền giá $119.99. Giá trị này khá lớn với một cá nhân. Còn đối với doanh nghiệp thì khi nhân lên số lượng máy đang sử dụng, chắc chắn sẽ ra một con số ngân sách không hề nhỏ.
Vì thế, xu hướng tìm các bản phần mềm có key lậu ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến rủi ro bị đánh cắp thông tin, cài mã độc, … khi bạn sử dụng chúng.
Do đó, các bản distrolinux mang đến những ưu điểm nổi bật là tính an toàn cao, hoạt động ổn định, miễn phí và thân thiện với người dùng. Chúng vô cùng thích hợp với người có nhu cầu sử dụng đơn giản cho máy tính.
Bên cạnh đó, tùy từng ngành nghề mà bạn có thể lựa chọn nên dùng distro Linux nào giúp làm việc hiệu quả hơn.
Và trên hết, như đã đề cập ở trên, Linux mang đến cho bạn sự tự do tùy chỉnh. Với cá nhân, đều này rất đơn giản, bạn có thể giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Còn với các doanh nghiệp hay nhà cung cấp dịch vụ, Linux như một kho tàng để rèn dũa thành bất kỳ công cụ nào theo nhu cầu.
Tuy nhiên, ngoài các ưu điểm nổi trội trên thì Linux cũng có mặt hạn chế. Đó là trên thị trường máy tính cá nhân, Linux vẫn còn yếu so với Windows hay MacOS, Do 2 đơn vị này có sự hậu thuẫn từ 2 ông lớn Microsoft và Apple. Vì vậy, người dùng đôi khi phát sinh một số lỗi nhỏ trên máy tính.
Linux là mã nguồn mỡ và hoàn toàn miễn phí, bảo mật tốt, coi như là sự chọn hợp lý cho người dùng phổ thông cho việc tiết kiểm chi tiêu về vấn đề bản quyền, đối với người dùng Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tự do tùy biến, và học tập nghiên cứu, lập trình phát triển phần mềm …v.v, đối với các cty doanh nghiệp thì linux server là lựa chọn hợp lý trong việc tiết kiệm chi phí chi trả hoặc lo ngoại về vấn đề bảo mật không an toàn.
Tuy nhiên linux ko dành mục đích để chơi game vì thế sẽ là trở ngại lớn cho các game thủ khi đặt chân vào con đường này, tuy nhiên không có nghĩa là linux không thể chơi game, và bạn vẫn có thể giải trí nhẹ với các tựaa game văn phòng, hoặc Steam
phần mềm này đã hổ trợ trên linux 1 thời gian dài và hầu như có những tựa game không thua kém gì trên windows, và có những tựa game buộc bạn chi 1 số tiền ko ít để sỡ hữu những tưa game support trên linux. Còn 1 tin vui cho các ae game thủ là các ông lớn về mãng đồ họa cũng đã có động thái support lên cho các dùng distro linux.
Vì thế sẽ không còn xa nếu linux tiếp tục được phát triển và vươn lên thành hệ điều hành thứ 2 của người dùng và thoát khỏi cái bóng thống trị của windows (Microssoft) !
Ngồn: HostingViet